TUYỂN SINH NGÀNH THIẾT KẾ TÀU VÀ CÔNG TRÌNH NỔI

https://www.youtube.com/watch?v=b4hcetVTII8

MÃ TRƯỜNG: HHA;

MÃ CHUYÊN NGÀNH: 7520122D107

Tổ hợp xét tuyển

A00 - Toán, Lý, Hóa    A01 - Toán, Lý, Anh    D01 - Toán, Văn, Anh    C01 - Toán, Văn, Lý

1. Phương thức tuyển sinh

- Dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông

- Xét tuyển thẳng theo yêu cầu chung của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

- Xét tuyển dựa trên học bạ Trung học phổ thông

2. Giới thiệu chuyên ngành/chương trình

Tên chuyên ngành: Thiết kế tàu và công trình ngoài khơi (Naval Architecture and Ocean Engineering – VTT)

Trình độ: Đại học chính quy

Thời gian đào tạo: 4 năm

Với định hướng phát triển ngành Công nghiệp đóng tàu thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong tương lai, chương trình đào tạo kỹ sư Thiết kế tàu & Công trình nổi trang bị toàn diện cho sinh viên kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành thành thạo; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên môn theo sự phát triển ngành công nghiệp đóng tàu.

3. Tại sao chọn chuyên ngành/chương trình này?

Chương trình Thiết kế tàu & Công trình 
ngoài khơi đã khẳng định chất lượng đào tạo qua lịch sử phát triển lâu dài cùng chương trình được thiết kế khoa học trên cơ sở khảo sát yêu cầu nghề nghiệp và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, phù hợp với các chương trình đào tạo trên thế giới.

Môi trường đào tạo:

• Năng động, sáng tạo nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế.

• Trên lớp học, sinh viên tương tác với giảng viên, thể hiện quan điểm và phát triển được hết năng lực bản thân.

• Lý thuyết kết hợp với thực hành, sinh viên được thực hành tại phòng Tự động hóa thiết kế, bể thử mô hình tàu thủy hiện đại.

• Ngoài thời gian học và thảo luận tại lớp, sinh viên còn tự học, tự nghiên cứu, thực tập tại các cơ sở và có cơ hội thực tập, trải nghiệm tại các nhà máy đóng tàu và viện thiết kế tàu thủy trong nước và trên thế giới.

Đội ngũ, chất lượng đào tạo:

• Là cái nôi của ngành đóng tàu Việt Nam, nơi đã đào tạo hơn 2000 các nhà khoa học, quản lý, kỹ thuật phục vụ cho ngành kinh tế biển nói chung và ngành đóng tàu nói riêng.

• Các giảng viên đầu ngành có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tế, tâm huyết với nghề.

Mối quan hệ với doanh nghiệp:

• Có quan hệ mật thiết, hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ với các cơ sở đóng tàu, giàn khoan biển và công nghiệp hàng hải do vậy sinh viên sẽ được thực tập và trải nghiệm thực tế tại các cơ sở.

• Từ đây là những cơ sở tiếp nhận sinh viên công tác sau khi tốt nghiệp

Khả năng thăng tiến trong công việc:

• Sinh viên có khả năng tìm kiếm được việc làm ngay trong quá trình thực tập tại cơ sở

• Nhiều thế hệ sinh viên đã và đang nắm giữu các cương vị cao trong các tổ chức, các nhà máy và doanh nghiệp lớn

Cơ hội nhận được học bổng từ nhiều chương trình học tập và liên kết quốc tế

4.Mục tiêu đào tạo

 Chương trình Thiết kế tàu và công trình 
ngoài khơi (CTNK) đào tạo về lĩnh vực tính toán, thiết kế các loại tàu dân dụng, trên cơ sở đó đặt ra nền tảng thiết kế tàu chiến và các tàu hoạt động theo nguyên lý mới, đồng thời đào tạo về lĩnh vực thiết kế các công trình ngoài khơi, phục vụ cho việc thăm dò, khai thác tài nguyên biển.

 Mục tiêu của chương trình cung cấp cho sinh viên những phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có ý thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giúp người học nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo và chuẩn bị cho nghiên cứu sau đại học.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Thiết kế tàu và công trình nổi có khả năng hoạt động chuyên môn tại các cơ sở sau:

 Các viện nghiên cứu thiết kế hoặc các trung tâm tư vấn thiết kế tàu và công trình 
nổi trong nước và nước ngoài;

 Các trường đại học có chuyên ngành Thiết kế tàu và công trình 
ngoài khơi, chuyên ngành Đóng tàu và công trình ngoài khơi; các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề có các chuyên ngành liên quan;

 Các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy và công trình ngoài khơi;

 Các tổ chức Phân cấp và giám sát kỹ thuật đóng mới tàu thủy và công trình biển trong nước và nước ngoài;

 Các liên doanh với nước ngoài trong lĩnh vực nghiên cứu thiết kế tàu và công trình 
ngoài khơi;

 Các phòng quản lý kỹ thuật phương tiện của các công ty khai thác tàu và công trình 
ngoài khơi;

 Các cơ quan quản lý Nhà nước về phương tiện thủy và công trình 
ngoài khơi.

6. Nội dung chương trình.

 Chương trình đào tạo trong 4 năm, khối lượng kiến thức toàn khóa 155/187 TC trong đó:

 a. Khối kiến thức giáo dục đại cương (38 TC): Quản trị doanh nghiệp, Kỹ năng mềm, Môi trường & Bảo vệ môi trường, Anh văn cơ bản, Giải tích, Hình họa, Vật lý, Pháp luật đại cương, Tin học văn phòng, …..       

 b. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (117 TC):

 -  Kiến thức cơ sở ngành (63 TC): Anh văn trong đóng tàu, Quản trị dự án đóng tàu, Phân tích kinh tế và lập dự án đóng tàu, Đại cương về công trình ngoài khơi, Vật liệu mới trong đóng tàu, Kỹ thuật đo và thử tàu, Vẽ tàu, Cơ kết cấu tàu thủy, Hệ động lực tàu thủy, Công ước Quốc tế trong đóng tàu, Tiêu chuẩn hàn tàu,…

 -  Kiến thức chương trình (48 TC): Tải trọng tác dụng lên tàu và CTBDĐ, Sức bền tàu và CTBDĐ, Kết cấu tàu và CTBDĐ, Lực cản tàu thủy, Thiết bị đẩy tàu thủy, Lý thuyết thiết kế tàu thủy, Thiết kế tàu và  CTBDĐ, Bố trí chung và Kiến trúc tàu thủy, Tự động hoá thiết kế tàu thủy, Đặc điểm thiết kế tàu cao tốc, Đặc điểm thiết kế thiết bị lặn, Hệ thống tàu thủy, Công nghệ đóng tàu và CTBDĐ, ….

7. Bằng cấp

 Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Cử nhân ngành Thiết kế tàu và Công trình 
ngoài khơi.