TUYỂN SINH NGÀNH ĐÓNG TÀU VÀ CÔNG TRÌNH NGOÀI KHƠI

 

THÔNG TIN TUYỂN SINH NGÀNH ĐÓNG TÀU VÀ CÔNG TRÌNH NGOÀI KHƠI

- MÃ TRƯỜNG: HHA;MÃ CHUYÊN NGÀNH: D108

- Tổ hợp xét tuyển: A00 - Toán, Lý, Hóa    A01 - Toán, Lý, Anh    D01 - Toán, Văn, Anh    C01 - Toán, Văn, Lý

1. Phương thức tuyển sinh

- Phương thức 1 (PT1): Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024. Áp dụng cho toàn bộ các chuyên ngành.

- Phương thức 2 (PT2): Xét tuyển theo đề án riêng của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (Xét tuyển kết hợp) với 5% - 20% chỉ tiêu áp dụng cho toàn bộ các chuyên ngành đối với những thí sinh có tổng điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trong tổ hợp môn xét tuyển đạt ngưỡng chất lượng đầu vào theo Quy định của Nhà trường và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

Tiêu chí 1: Có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế IELTS 5.0 hoặc TOEFL 494 ITP hoặc TOEFL 58 iBT hoặc TOEIC (L&R) 595 trở lên trong thời hạn (tính đến ngày 30/08/2024).

Tiêu chí 2:  Đạt các giải Nhất, Nhì, Ba các môn thi Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tin học và Ngoại ngữ trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh, Thành phố trở lên.

Tiêu chí 3:  Học 03 năm THPT tại các lớp Chuyên: Toán học, Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tin học, Khoa học tự nhiên thuộc các trường Chuyên cấp Tỉnh/Thành phố. Có học lực Khá trở lên và hạnh kiểm Tốt các năm lớp 10, 11, 12.

- Phương thức 3 (PT3): Xét tuyển dựa trên kết quả học tập và rèn luyện trung học phổ thông (xét Học bạ) với 10% - 20% chỉ tiêu. Áp dụng 28 chuyên ngành thuộc nhóm Kỹ thuật & Công nghệ, 02 chuyên ngành thuộc nhóm chương trình nâng cao (Công nghệ thông tin và Điện tự động công nghiệp), và 02 chuyên ngành thuộc nhóm Chọn (Điều khiển tàu biển và Khai thác máy tàu biển).

- Phương thức 4 (PT4): Thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực (ĐGNL) năm 2023 hoặc năm 2024 của ĐHQG Hà Nội đạt từ 75 điểm trở lên hoặc của ĐHQG TPHCM đạt từ 600 điểm trở lên hoặc có điểm thi đánh giá tư duy (ĐGTD) năm 2023 hoặc năm 2024 của Đại học Bách khoa Hà Nội đạt từ 50 điểm trở lên với 10% - 20% chỉ tiêu. Áp dụng cho tất cả các chuyên ngành.

Điểm xét tuyển (ĐXT) theo thang 30 được xác định như sau:

+ Với điểm thi ĐGNL của ĐHQG Hà Nội:

ĐXT = (điểm ĐGNL * 30/150) + điểm ưu tiên (nếu có)

+ Với điểm thi ĐGNL của ĐHQG TP Hồ Chí Minh:

ĐXT = (điểm ĐGNL * 30/1200) + điểm ưu tiên (nếu có)

+ Với điểm thi ĐGTD của Đại học Bách khoa Hà Nội

ĐXT = (điểm ĐGTD * 30/100) + điểm ưu tiên (nếu có)

- Phương thức 6 (PT6): Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GDĐT tại Điều 8 Quy chế tuyển sinh ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ban hành ngày 6 tháng 6 năm 2022.

2. Tên chương trình/chương trình: Đóng tàu & Công trình ngoài khơi

Trình độ: Đại học chính quy

Thời gian đào tạo: 4 năm

3. Giới thiệu chuyên ngành/chương trình

Với định hướng phát triển ngành Công nghiệp đóng tàu thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong tương lai, chương trình đào tạo kỹ sư Đóng tàu & Công trình nổi trang bị toàn diện cho sinh viên kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành thành thạo; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên môn theo sự phát triển ngành công nghiệp đóng tàu.

4. Tại sao chọn chuyên ngành/chương trình này?

Chương trình Đóng tàu & Công trình ngoài khơi đã khẳng định chất lượng đào tạo qua lịch sử phát triển lâu dài cùng chương trình được thiết kế khoa học trên cơ sở khảo sát yêu cầu nghề nghiệp và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, phù hợp với các chương trình đào tạo trên thế giới.

Môi trường đào tạo:

• Năng động, sáng tạo nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế;

• Trên lớp học, sinh viên tương tác với giảng viên, thể hiện quan điểm và phát triển được hết năng lực bản thân;

• Lý thuyết kết hợp với thực hành, sinh viên được thực hành tại phòng Tự động hóa thiết kế, bể thử mô hình tàu thủy hiện đại;

• Ngoài thời gian học và thảo luận tại lớp, sinh viên còn tự học, tự nghiên cứu, thực tập tại các cơ sở và có cơ hội thực tập, trải nghiệm tại các nhà máy đóng tàu trên thế giới.

Đội ngũ, chất lượng đào tạo:

• Là cái nôi của ngành đóng tàu Việt Nam, nơi đã đào tạo hơn 2000 các nhà khoa học, quản lý, kỹ thuật phục vụ cho ngành kinh tế biển nói chung và ngành đóng tàu nói riêng;

• Các giảng viên đầu ngành có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tế, tâm huyết với nghề.

Mối quan hệ với doanh nghiệp:

• Có quan hệ mật thiết, hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ với các cơ sở đóng tàu, giàn khoan biển và công nghiệp hàng hải do vậy sinh viên sẽ được thực tập và trải nghiệm thực tế tại các cơ sở;

• Từ đây là những cơ sở tiếp nhận sinh viên công tác sau khi tốt nghiệp.

Khả năng thăng tiến trong công việc:

• Sinh viên có khả năng tìm kiếm được việc làm ngay trong quá trình thực tập tại cơ sở;

• Nhiều thế hệ sinh viên đã và đang nắm giữu các cương vị cao trong các nhà máy, doanh nghiệp lớn;

• Cơ hội nhận được học bổng từ nhiều chương trình học tập và liên kết quốc tế.

5. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Đóng tàu và Công trình ngoài khơi có khả năng hoạt động chuyên môn tại các cơ sở sau:

• Các viện nghiên cứu thiết kế hoặc các trung tâm tư vấn thiết kế tàu và công trình nổi trong nước và nước ngoài;

• Các trường đại học có chuyên ngành Thiết kế tàu và công trình ngoài khơi, chuyên ngành Đóng tàu và công trình ngoài khơi; các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề có các chuyên ngành liên quan;

• Các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy và công trình ngoài khơi;

• Các tổ chức Phân cấp và giám sát kỹ thuật đóng mới tàu thủy và công trình biển trong nước và nước ngoài;

• Các liên doanh với nước ngoài trong lĩnh vực nghiên cứu thiết kế tàu và công trình ngoài khơi;

• Các phòng quản lý kỹ thuật phương tiện của các công ty khai thác tàu và công trình ngoài khơi;

• Các cơ quan quản lý Nhà nước về phương tiện thủy và công trình ngoài khơi.

6. Tôi có phù hợp?

Trong lĩnh vực Đóng tàu & Công trình nổi bên cạnh sự đam mê nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học, năng động, thích tác phong công nghiệp hiện đại, những người tham gia lĩnh vực này cần phải có sự cần cù sáng tạo, khả năng làm việc theo nhóm và trình độ ngoại ngữ.

Để đăng ký chương trình này, thí sinh sẽ chọn đăng ký dự thi …..

7. Mục tiêu đào tạo

Kỹ sư Đóng tàu và Công trình ngoài khơi sau khi hoàn thành chương trình sẽ có các kỹ năng nghề nghiệp sau:

• Chuyên ngành Đóng tàu và công trình ngoài khơi đào tạo các kỹ sư phục vụ cho công tác thi công đóng - sửa chữa tàu và CTNK trong các đơn vị sản xuất; các kỹ sư quản lý kỹ thuật trong các cơ quan vận tải đường thủy; và có thể làm việc trong các lĩnh vực cơ khí khác.

• Chương trình đào tạo cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để hình thành ý tưởng thiết kế công nghệ, lên kế hoạch tổ chức sản xuất, triển khai đóng mới và sửa chữa tàu thủy cũng như công trình biển di động. Chương trình đào tạo cũng chuẩn bị cho sinh viên làm việc trong các lĩnh vực khác yêu cầu kiến thức nâng cao về kỹ thuật tàu thủy và chuẩn bị cho nghiên cứu sau đại học.

• Có kỹ năng thực hành cao về giám sát đóng mới, sửa chữa tàu và công trình nổi;

• Có khả năng cao về thiết kế công nghệ các loại tàu và công trình ngoài khơi nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm ứng dụng;

• Có năng lực quản trị các dự án, tổ chức sản xuất và áp dụng các quy trình công nghệ tiên tiến vào điều kiện sản xuất thực tế thuộc ngành công nghiệp tàu thủy;

• Có khả năng tiếp cận, triển khai ứng dụng các công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

8. Nội dung chương trình.

Chương trình đào tạo trong 4 năm, khối lượng kiến thức toàn khóa 155/187 TC trong đó:

a. Khối kiến thức giáo dục đại cương (38 TC): Quản trị doanh nghiệp, Kỹ năng mềm, Môi trường & Bảo vệ môi trường, Anh văn cơ bản, Giải tích, Hình họa, Vật lý, Pháp luật đại cương, Tin học văn phòng, …..       

b. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (117 TC):

-  Kiến thức cơ sở ngành (63 TC): Anh văn trong đóng tàu, Quản trị dự án đóng tàu, Phân tích kinh tế và lập dự án đóng tàu, Đại cương về công trình ngoài khơi, Vật liệu mới trong đóng tàu, Kỹ thuật đo và thử tàu, Vẽ tàu, Cơ kết cấu tàu thủy, Hệ động lực tàu thủy, Công ước Quốc tế trong đóng tàu, Tiêu chuẩn hàn tàu,…

-  Kiến thức chương trình (48 TC): Tải trọng tác dụng lên tàu và Công trình biển di động (CTBDĐ), Sức bền- Chấn động, Kết cấu tàu và CTBDĐ, Công nghệ hàn tàu, Công nghệ đóng tàu và CTBDĐ, Công nghệ sửa chữa tàu và CTBDĐ, Khoa học quản lý trong  đóng tàu, Bố trí chung và Kiến trúc tàu thủy, Tự động hoá trong đóng tàu, Công nghệ đóng tàu cỡ nhỏ bằng vật liệu mới, Công trình thủy công trong đóng tàu, Hệ thống tàu thủy, Lắp ráp hệ động lực tàu thủy, ….

9. Bằng cấp

Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Cử nhân ngành Đóng tàu và Công trình ngoài khơi.