Hội thảo khoa học: Giải pháp và ứng dụng công nghệ trong thiết kế và đóng tàu xanh (04/11/2023)

HỘI THẢO KHOA HỌC: GIẢI PHÁP VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG THIẾT KẾ VÀ ĐÓNG TÀU XANH

Sáng 04/11/2023, tại Phòng Hội thảo 3.1 nhà A1, trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Khoa Đóng tàu cùng Viện Thiết kế tàu quân sự đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp và ứng dụng công nghệ trong thiết kế và đóng tàu xanh”. Đây là một trong những nội dung thực hiện Bản ghi nhớ hợp tác lần thứ hai giữa hai đơn vị với mục tiêu tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng trong hoạt động nghiên cứu khoa học phối hợp đào tạo nhân lực và hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu thiết kế tàu. Nội dung của Hội thảo đề cập đến các vấn đề liên quan đến xu hướng, thách thức của ngành đóng tàu trở thành một ngành công nghiệp xanh.

Tham dự buổi Hội thảo khoa học, về phía khoa Đóng tàu có thầy TS. Lê Thanh Bình – Phó Trưởng khoa, Phụ trách Khoa Đóng tàu và các giảng viên, sinh viên trong khoa; về phía Viện Thiết kế tàu quân sự có Đại tá Hồ Văn Châu – BTĐU, Chính trị viên Viện và các chuyên gia, nhà khoa học của Viện. Đến dự buổi Hội thảo có Đại diện các Viện nghiên cứu, Cơ quan Tổng cục CNQP, Công ty tư vấn thiết kế, Nhà máy đóng tàu, Cơ quan đăng kiểm, các Trường Đại học, các bạn bè, đối tác của hai đơn vị.

Điều hành Hội thảo, Đoàn chủ tịch gồm 02 đồng chí: Thượng tá, TS. Phạm Thành Trung - Phó Viện trưởng Viện TKTQS, và TS. Lê Thanh Bình - Phó trưởng khoa, Phụ trách khoa Đóng tàu đã điều hành 06 báo cáo:

- Mục tiêu – Thách thức – Lộ trình đi đến trung hòa Carbon của ngành vận tải biển (TS. Lê Thanh Bình – Khoa Đóng tàu, trường Đại học Hàng hải Việt Nam).

- Một thế hệ tàu chở hàng mới được thiết kế và đóng tại Việt Nam (ThS. Lê Thành Hưng – Công ty CP Kỹ thuật đóng tàu Việt Nam VISEC).

- Kỹ thuật mô phỏng tiên tiến trong tính toán, thiết kế tàu thủy (PGS. TS. Phạm Văn Sáng – Trường Cơ Khí, Đại học Bách khoa Hà Nội).

- Giải pháp bền vững trong đóng tàu (Vũ Minh Đức – Công ty TNHH đóng tàu Damen Sông Cấm).

- Nghiên cứu ảnh hưởng của tình trạng bề mặt vỏ tàu và chong chóng đến hiệu quả sử dụng năng lượng trên tàu container Fortune Freighter (PGS. TS. Trần Ngọc Tú – Khoa Đóng tàu, trường Đại học Hàng hải Việt Nam).

- Hệ động lực tàu thủy ứng dụng công nghệ xanh: Một nỗ lực bảo vệ môi trường (ThS. Bùi Văn Phát – Viện Thiết kế tàu quân sự).

Các báo cáo đã cơ bản đề cập đầy đủ đến các giải pháp, công nghệ ứng dụng trong thiết kế và đóng tàu xanh. Đồng thời cũng cho thấy năng lực thực hiện một số giải pháp công nghệ này cũng như một số kết quả, sản phẩm của các đơn vị thiết kế, đóng tàu trong nước đã đạt được.

Hy vọng rằng, trong thời gian tới, với sự quyết tâm của các đơn vị, ngành đóng tàu Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển, phát huy được nhiều hơn các thế mạnh của mình và làm chủ một số công nghệ, giải pháp xanh trong thiết kế và đóng tàu.

TS. Lê Thanh Bình - Phó Trưởng khoa phụ trách khoa Đóng tàu - Đại diện Ban tổ chức phát biểu

Thượng tá, TS. Phạm Thành Trung - Phó Viện trưởng Viện Thiết kế tàu quân sự - Đại diện Ban tổ chức phát biểu

TS. Lê Thanh Bình – Khoa Đóng tàu, trường ĐHHHVN với báo cáo "Mục tiêu - Thách thức - Lộ trình đi đến trung hòa Carbon của ngành vận tải biển" 

ThS. Lê Thành Hưng – Công ty CP Kỹ thuật đóng tàu Việt Nam VISEC với báo cáo "Một thế hệ tàu chở hàng mới được thiết kế và đóng tại Việt Nam" 

PGS. TS. Phạm Văn Sáng – Trường Cơ Khí, Đại học Bách khoa Hà Nội với báo cáo "Kỹ thuật mô phỏng tiên tiến trong tính toán, thiết kế tàu thủy"

Vũ Minh Đức – Công ty TNHH đóng tàu Damen Sông Cấm với báo cáo "Giải pháp bền vững trong đóng tàu"

PGS. TS. Trần Ngọc Tú – Khoa Đóng tàu, trường ĐHHHVN với báo cáo "Nghiên cứu ảnh hưởng của tình trạng bề mặt vỏ tàu và chong chóng đến hiệu quả sử dụng năng lượng trên tàu container Fortune Freighter"

ThS. Bùi Văn Phát – Viện Thiết kế tàu quân sự với báo cáo "Hệ động lực tàu thủy ứng dụng công nghệ xanh: Một nỗ lực bảo vệ môi trường"

Một số hình ảnh của buổi hội thảo: