THÔNG TIN TUYỂN SINH HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
Ngành: Kỹ thuật tàu thủy
Chuyên ngành: Thiết kế tàu và công trình ngoài khơi
(Naval Architecture and Ocean Engineering)
Mã ngành: 7520122-D107
Tổ hợp xét tuyển: A00 - Toán, Lý, Hóa A01 - Toán, Lý, Anh D01 - Toán, Văn, Anh C01 - Toán, Văn, Lý
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
- Chương trình Thiết kế tàu và công trình ngoài khơi (CTNK) đào tạo về lĩnh vực tính toán, thiết kế các loại tàu dân dụng, trên cơ sở đó đặt ra nền tảng thiết kế tàu chiến và các tàu hoạt động theo nguyên lý mới, đồng thời đào tạo về lĩnh vực thiết kế các công trình ngoài khơi, phục vụ cho việc thăm dò, khai thác tài nguyên biển.
- Mục tiêu của chương trình cung cấp cho sinh viên những phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có ý thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giúp người học nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo và chuẩn bị cho nghiên cứu sau đại học
II. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Thiết kế tàu và công trình nổi có khả năng hoạt động chuyên môn tại các cơ sở sau:
- Các viện nghiên cứu thiết kế hoặc các trung tâm tư vấn thiết kế tàu và công trình nổi trong nước và nước ngoài;
- Các trường đại học có chuyên ngành Thiết kế tàu và công trình ngoài khơi, chuyên ngành Đóng tàu và công trình ngoài khơi; các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề có các chuyên ngành liên quan;
- Các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy và công trình ngoài khơi;
- Các tổ chức Phân cấp và giám sát kỹ thuật đóng mới tàu thủy và công trình biển trong nước và nước ngoài;
- Các liên doanh với nước ngoài trong lĩnh vực nghiên cứu thiết kế tàu và công trình ngoài khơi;
- Các phòng quản lý kỹ thuật phương tiện của các công ty khai thác tàu và công trình ngoài khơi;
- Các cơ quan quản lý Nhà nước về phương tiện thủy và công trình ngoài khơi.
- III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình đào tạo trong 4 năm, khối lượng kiến thức toàn khóa 155/187 TC trong đó:
Khối kiến thức giáo dục đại cương (38 TC): Quản trị doanh nghiệp, Kỹ năng mềm, Môi trường & Bảo vệ môi trường, Anh văn cơ bản, Giải tích, Hình họa, Vật lý, Pháp luật đại cương, Tin học văn phòng, …..
Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (117 TC):
- Kiến thức cơ sở ngành (63 TC): Anh văn trong đóng tàu, Quản trị dự án đóng tàu, Phân tích kinh tế và lập dự án đóng tàu, Đại cương về công trình ngoài khơi, Vật liệu mới trong đóng tàu, Kỹ thuật đo và thử tàu, Vẽ tàu, Cơ kết cấu tàu thủy, Hệ động lực tàu thủy, Công ước Quốc tế trong đóng tàu, Tiêu chuẩn hàn tàu,…- Kiến thức chương trình (48 TC): Tải trọng tác dụng lên tàu và CTBDĐ, Sức bền tàu và CTBDĐ, Kết cấu tàu và CTBDĐ, Lực cản tàu thủy, Thiết bị đẩy tàu thủy, Lý thuyết thiết kế tàu thủy, Thiết kế tàu và CTBDĐ, Bố trí chung và Kiến trúc tàu thủy, Tự động hoá thiết kế tàu thủy, Đặc điểm thiết kế tàu cao tốc, Đặc điểm thiết kế thiết bị lặn, Hệ thống tàu thủy, Công nghệ đóng tàu và CTBDĐ, ….
IV. PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH
1.1 Phương thức tuyển sinh
Năm 2023, Đại học Hàng hải Việt Nam đăng ký thực hiện 05 phương thức xét tuyển phù hợp với ngành/chuyên ngành đào tạo:
- Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024. Áp dụng cho toàn bộ các chuyên ngành.
- Phương thức 2: Xét tuyển theo đề án riêng của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (Xét tuyển kết hợp) với 5% - 20% chỉ tiêu áp dụng cho toàn bộ các chuyên ngành đối với những thí sinh có tổng điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trong tổ hợp môn xét tuyển đạt ngưỡng chất lượng đầu vào theo Quy định của Nhà trường và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế IELTS 5.0 hoặc TOEFL 499 ITP hoặc TOEFL 45 iBT hoặc Toeic (L&R) 595 trở lên trong thời hạn (tính đến ngày 30/08/2024).
Tiêu chí 2: Đạt các giải Nhất, Nhì, Ba các môn thi Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tin học và Ngoại ngữ trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh, Thành phố trở lên.
Tiêu chí 3: Học 03 năm THPT tại các lớp Chuyên: Toán học, Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tin học, Khoa học tự nhiên thuộc các trường Chuyên cấp Tỉnh/Thành phố. Có học lực Khá trở lên và hạnh kiểm Tốt các năm lớp 10, 11, 12.
- Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập và rèn luyện trung học phổ thông (xét Học bạ) với 10% - 20% chỉ tiêu. Áp dụng 28 chuyên ngành thuộc nhóm Kỹ thuật & Công nghệ, 02 chuyên ngành thuộc nhóm chương trình nâng cao (Công nghệ thông tin và Điện tự động công nghiệp), và 02 chuyên ngành thuộc nhóm Chọn (Điều khiển tàu biển và Khai thác máy tàu biển).
- Phương thức 4: Thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực (ĐGNL) năm 2023 hoặc năm 2024 của ĐHQG Hà Nội đạt từ 75 điểm trở lên hoặc của ĐHQG TPHCM đạt từ 600 điểm trở lên hoặc có điểm thi đánh giá tư duy (ĐGTD) năm 2023 hoặc năm 2024 của Đại học Bách khoa Hà Nội đạt từ 50 điểm trở lên với 10% - 20% chỉ tiêu. Áp dụng cho tất cả các chuyên ngành.
Điểm xét tuyển (ĐXT) theo thang 30 được xác định như sau:
+ Với điểm thi ĐGNL của ĐHQG Hà Nội:
ĐXT = (điểm ĐGNL * 30/150) + điểm ưu tiên (nếu có)
+ Với điểm thi ĐGNL của ĐHQG TP Hồ Chí Minh:
ĐXT = (điểm ĐGNL * 30/1200) + điểm ưu tiên (nếu có)
+ Với điểm thi ĐGTD của Đại học Bách khoa Hà Nội
ĐXT = (điểm ĐGTD * 30/100) + điểm ưu tiên (nếu có)
- Phương thức 6: Thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực (ĐGNL) năm 2023 hoặc năm 2024
1.2 Phạm vi tuyển sinh
Tuyển sinh trên toàn quốc.
1.3 Chỉ tiêu tuyển sinh
Trong năm 2024, Trường ĐH Hàng hải Việt Nam tổ chức tuyển sinh cho chuyên ngành đào tạo bậc đại học mã ngành 7520122 với 45 chỉ tiêu. Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C01, D01.
1.4 Điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển
- Đối với phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ năm 2024.
Điều kiện nhận ĐKXT
1- Đã tốt nghiệp THPT năm 2024 hoặc tương đương;
2- Tổng điểm các môn thi trong tổ hợp xét tuyển cộng điểm ưu tiên (nếu có) đạt mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển của Trường;
- Đối với phương thức 2: Xét tuyển kết hợp
Điều kiện nhận ĐKXT
1- Đã tốt nghiệp THPT năm 2024 hoặc tương đương;
2- Đạt một trong 3 tiêu chí sau:
- Có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế IELTS 5.0 hoặc TOEFL 494 IPT hoặc TOEFL 58 iBT hoặc Toeic (L&R) 595 trở lên trong thời hạn (tính đến ngày 30/8/2024);
- Có giấy chứng nhận đạt các giải Nhất, Nhì, Ba các môn thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh, Thành phố trở lên. Các môn thi gồm: Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tin học và Ngoại ngữ;
- Có học bạ minh chứng học 3 năm THPT tại các lớp chuyên: Toán, Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tin học thuộc các trường chuyên cấp Tỉnh/Thành phố. Có học lực các năm lớp 10, 11, 12 đạt từ Khá trở lên; Hạnh kiểm Tốt các năm lớp 10, 11, 12;
3- Tổng điểm các môn thi trong tổ hợp xét tuyển cộng điểm ưu tiên (nếu có) đạt mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển của Trường;
- Đối với phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập và rèn luyện THPT (xét học bạ)
Điều kiện nhận ĐKXT
1- Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương năm 2021; 2022; 2023;
2- Hạnh kiểm lớp 12 xếp loại Khá trở lên;
3- Tổng Điểm trung bình học tập các môn trong tổ hợp xét tuyển cộng điểm ưu tiên (nếu có) đạt mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển của Trường;
Trong đó:
+ Điểm trung bình học tập các môn trong tổ hợp xét tuyển = (Tổng điểm trung bình 03 môn trong tổ hợp xét tuyển trong 03 năm lớp 10, 11, 12)/3.
- Đối với phương thức 4: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GDĐT
Thí sinh phải thỏa mãn các điều kiện được quy định tại tại Điều 7 Quy chế tuyển sinh ban hành kèm theo Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT.
- Đối với phương thức 6: Có giấy tờ minh chứng điểm thi đánh giá năng lực (ĐGNL) năm 2023 hoặc năm 2024.
Thí sinh có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo 1 trong 2 cách sau:
+ Nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo – Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
+ Gửi chuyển phát qua bưu điện về: Phòng Đào tạo, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, số 484 Đường Lạch Tray, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng.
Số điện thoại: 0225.3735.138/3729.690; Hotline/Zalo: 0941.979.484/0941.636.484