Thạc sĩ

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

Ngành                        :           KỸ THUẬT CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Mã số ngành             :           8520116

Chuyên ngành           :           KỸ THUẬT TÀU THỦY

GIỚI THIỆU CHUNG

Tên ngành đào tạo:

  • Tên tiếng Việt: Kỹ thuật cơ khí động lực
  • Tên tiếng Anh: Dynamic Mechanical Engineering

Tên chuyên ngành đào tạo:

  • Tên tiếng Việt: Kỹ thuật tàu thủy
  • Tên tiếng Anh: Naval Architecture and Ocean Engineering

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ - Bậc 7

Định hướng đào tạo: Ứng dụng

Khóa học áp dụng: từ năm 2024

Hình thức đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo: 02 năm

Tổng số tín chỉ: 60 tín chỉ

Đơn vị chuyên môn quản lý chương trình: Khoa Đóng tàu, Trường ĐH Hàng hải VN

1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ định hướng ứng dụng ngành Kỹ thuật cơ khí động lực chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy đào tạo nhân lực trình độ cao có khả năng quản lý, điều hành, nghiên cứu để giải quyết vấn đề hiệu quả trong ngành Kỹ thuật cơ khí động lực thuộc lĩnh vực Kỹ thuật; năng động, sáng tạo, thích nghi với mọi môi trường làm việc; có khả năng cạnh tranh với nguồn nhân lực trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương phục vụ phát triển kinh tế biển và công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước, hội nhập quốc tế..

2. Mục tiêu cụ thể

Kết thúc khóa đào tạo, học viên ngành Kỹ thuật cơ khí động lực chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy theo định hướng ứng dụng đạt được:

MT1: Có kiến thức hệ thống trong ngành Kỹ thuật cơ khí động lực để thực hành nghề nghiệp trong thực tế;

MT2: Có đầy đủ các kỹ năng cần thiết để thực hiện nghiên cứu, quản lý và điều hành các hoạt động học thuật, thiết kế, đóng tàu và công trình ngoài khơi tại cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế; có năng lực về ngoại ngữ đáp ứng môi trường làm việc hội nhập;

MT3: Có năng lực nghiên cứu độc lập và khả năng giải quyết hiệu quả các vấn đề liên quan đến ngành và chuyên ngành được đào tạo, vì lợi ích của tổ chức và cộng đồng nhằm  phục vụ phát triển kinh tế biển và công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước, hội nhập quốc tế.

3. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy, yêu cầu người học đạt được Bậc 7 Khung trình độ quốc gia Việt Nam (Theo Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 Phê duyệt khung trình độ quốc gia Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ) với kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm.

4. Những vị trí công tác người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ định hướng ứng dụng chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy có thể đảm nhận các vị trí công việc như sau:

- Giảng viên, nghiên cứu viên trong các trường đại học, viện nghiên cứu và phòng nghiên cứu của các doanh nghiệp;

- Cán bộ quản lý, đăng kiểm viên của các tổ chức đăng kiểm;

- Kỹ sư thiết kế, chuyên gia tư vấn của các công ty tư vấn, thiết kế hàng hải;

- Cán bộ quản lý kỹ thuật, quản lý đội tàu của các công ty vận tải thủy;

- Cán bộ kỹ thuật cho các công ty vận tải siêu trường siêu trọng lĩnh vực hàng hải, công ty cứu hộ hàng hải;

- Chuyên viên quản lý, cán bộ phụ trách bộ phận chuyên môn trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng hải, cơ khí; 

- Tiếp tục làm nghiên cứu sinh ngành Kỹ thuật cơ khí động lực.

5. Danh mục các ngành đào tạo phù hợp với chuyên ngành tiến sĩ Kỹ thuật tàu thủy

Danh mục các ngành/chuyên ngành tốt nghiệp đại học phù hợp với chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ Kỹ thuật tàu thủy không phải bổ sung kiến thức

Stt

Ngành tốt nghiệp đại học

Mã số

(mã ngành cấp IV)

Tên

1

7520122

Kỹ thuật tàu thủy

2

7520116

Kỹ thuật cơ khí động lực

Danh mục các ngành tốt nghiệp đại học phù hợp với

chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ Kỹ thuật tàu thủy phải bổ sung kiến thức

Stt

Ngành tốt nghiệp đại học

Tên môn học bổ sung

kiến thức

Số tín chỉ (TC)

Mã số

(mã ngành cấp IV)

Tên

1

7520103

Kỹ thuật cơ khí

1. Lý thuyết tàu

2. Kết cấu và công nghệ tàu thủy

3. Cơ kết cấu tàu thủy

02

02

02

2

7510207

Công nghệ kỹ thuật tàu thủy

Các ngành chưa có trong Bảng trên do Hội đồng khoa học và đào tạo của Khoa Đóng tàu xem xét hồ sơ dựa trên chương trình giáo dục đại học / cao học của ngành được đào tạo và trình Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh quyết định.

6. Thời gian và hình thức đào tạo

Theo Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.

7. Khung chương trình đào tạo

Chương trình khung đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy gồm 60 tín chỉ (TC) được phân bổ như sau:

 Stt

Nhóm kiến thức

Tổng số TC

Số TC bắt buộc

Số TC tự chọn

1

Kiến thức chung

06

06

0

2

Kiến thức ngành

18

10

08

3

Kiến thức chuyên ngành

20

10

10

4

Thực tập

7

7

0

5

Tốt nghiệp

9

9

0

Tổng

60

42

18

8. Danh mục các học phần ở trình độ thạc sĩ

TT

Ký hiệu học phần

Tên học phần

Số TC

Phần chữ (4 kí tự)

Phần số

(3 chữ số)

Tổng số

LT

TH/ TN/TL/ BTL/TiL

I. Khối kiến thức chung

6

4

2

1

HPTH

501

Triết học

3

2

1

2

HPTA

502

Anh văn

3

2

1

II. Khối kiến thức ngành

18

9

9

2.1. Các học phần bắt buộc: 10 TC (05 học phần)

10

5

5

3

TTKH 

503

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

1

1

4

TTPH

504

Phương pháp phần tử hữu hạn

2

1

1

5

TTPT

505

Phương pháp tính

2

1

1

6

TTTC

506

Cơ sở đánh giá độ tin cậy

2

1

1

7

TTDE

507

CAD/CAE trong thiết kế và đóng tàu

2

1

1

2.2. Các học phần tự chọn: chọn nhóm 8 TC (04 học phần) trong các nhóm kiến thức sau đây

8

4

4

Nhóm 2.2a (8 TC)

 

 

 

8

TTCF

508

Lý thuyết và ứng dụng CFD trong lĩnh vực đóng tàu

2

1

1

9

TTQS

509

Quản lý tổ chức sản xuất trong đóng tàu

2

1

1

10

TTCC

510

CAE trong tính toán động lực học công trình nổi

2

1

1

11

TTNG

511

Hệ thống neo giữ công trình biển nổi

2

1

1

Nhóm 2.2b (8 TC)

 

 

 

12

TTCF

508

Lý thuyết và ứng dụng CFD trong lĩnh vực đóng tàu

2

1

1

13

TTQS

509

Quản lý tổ chức sản xuất trong đóng tàu

2

1

1

14

TTLU

512

Lý thuyết tối ưu trong đóng tàu

2

1

1

15

TTCA

513

CAE trong phân tích kết cấu tàu và công trình ngoài khơi

2

1

1

III. Khối kiến thức chuyên ngành

20

10

10

3.1. Các học phần bắt buộc: 10 TC (05 học phần)

10

5

5

16

TTTM

514

Thiết kế tàu thân thiện với môi trường

2

1

1

17

TTCT

515

Thiết kế tàu cao tốc

2

1

1

18

TTCN

516

Công nghệ đóng tàu tiên tiến

2

1

1

19

TTBH

517

Độ bền tới hạn của kết cấu thân tàu

2

1

1

20

TTDL

518

Động lực học của tàu và công trình biển trên sóng

2

1

1

3.2. Các học phần tự chọn: chọn nhóm 10 TC (05 học phần) trong các nhóm kiến thức sau đây

10

5

5

Nhóm 3.2a (10 TC)

 

 

 

21

TTOC

519

Ổn định công trình biển di động

2

1

1

22

TTCĐ

520

Công nghệ đấu nối thân tàu trên mặt nước

2

1

1

23

TTHT

521

Hệ thống thiết bị đẩy tiên tiến

2

1

1

24

TTĐT

522

Động lực học thiết bị lặn

2

1

1

25

TTTU

523

Thiết kế tối ưu tàu và công trình biển di động

2

1

1

Nhóm 3.2b (10 TC)

 

 

 

26

TTOC

519

Ổn định công trình biển di động

2

1

1

27

TTCĐ

520

Công nghệ đấu nối thân tàu trên mặt nước

2

1

1

28

TTHT

521

Hệ thống thiết bị đẩy tiên tiến

2

1

1

29

TTTK

524

Thiết kế tối ưu kết cấu tàu thủy

2

1

1

30

TTCQ

525

Cơ sở thiết kế quy hoạch trong nhà máy đóng tàu

2

1

1

IV.

Thực tập

7

 

 

31

TTTT

526

Thực tập chuyên ngành

7

 

 

V.

Tốt nghiệp

9

 

 

32

TTĐA

527

Đề án tốt nghiệp

9

 

 

Tổng cộng

60

 

 

Chú ý:

Một tín chỉ được quy định bằng 15 giờ học lý thuyết (LT); 30 giờ thực hành (TH), thí nghiệm (TN) hoặc thảo luận (TL); 45 giờ thực tập tại cơ sở (TT), hướng dẫn tiểu luận (TiL), bài tập lớn (BTL) hoặc đề án tốt nghiệp (ĐATN). Một giờ tín chỉ được tính bằng 50 phút học tập.Kỹ thuật tàu thùy (sau đại học)