Tiến sỹ

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

Ngành                        :           KỸ THUẬT CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Mã số ngành             :           9520116

Chuyên ngành           :           KỸ THUẬT TÀU THỦY

1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành “Kỹ thuật tàu thủy, mã số 9520116” nhằm:

- Đào tạo đội ngũ những người làm khoa học có đạo đức, trung thực trong khoa học; có trình độ cao, có năng lực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đáp ứng nhu cầu triển khai các nghiên cứu, dự án khoa học - công nghệ của ngành đóng tàu;

- Đào tạo đội ngũ chuyên gia có khả năng nghiên cứu và lãnh đạo nhóm nghiên cứu các lĩnh vực của chuyên ngành.

2. Mục tiêu cụ thể

Cung cấp những kiến thức chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến thiết kế, công nghệ chế tạo tàu thủy, các trang thiết bị hàng hải;

Đào tạo chuyên sâu và cập nhật các kiến thức nâng cao đến các vấn đề trong thiết kế tàu, lý thuyết thiết kế các đối tượng là tàu đặc biệt, phương pháp tính hiện đại áp dụng trong thiết kế tàu…;

Cung cấp các kiến thức cập nhật liên tục về tình hình nghiên cứu, hiện đại và chuyên sâu trong lĩnh vực đóng tàu để trở thành những nhà nghiên cứu độc lập;

Đào tạo phương pháp nghiên cứu từ đặt vấn đề, phương pháp luận và đánh giá nội dung nghiên cứu và sử dụng thành thạo công cụ nghiên cứu khoa học.

3. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy yêu cầu Nghiên cứu sinh (NCS) đạt trình độ Bậc 8 Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

4. Những vị trí công tác người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp

- Làm cán bộ giảng dạy tại các trường đại học hoặc viện nghiên cứu chuyên ngành;

- Làm các Nghiên cứu viên tại các Viện hoặc Trung tâm nghiên cứu chuyên ngành;

- Làm chuyên gia trong một số lĩnh vực của ngành Đóng tàu;

- Làm cán bộ quản lý Nhà nước tại một số tổ chức có chức năng về hoạt động khoa.

5. Danh mục các ngành đào tạo phù hợp với chuyên ngành tiến sĩ Kỹ thuật tàu thủy

Stt

Ngành tốt nghiệp thạc sĩ

Ngành tốt nghiệp đại học hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7

Mã số

(mã ngành cấp IV)

Tên

Mã số

(mã ngành cấp IV)

Tên

1

8520122

Kỹ thuật tàu thủy

7520122

Kỹ thuật tàu thủy

2

8520101

Cơ kỹ thuật

7520101

Cơ kỹ thuật

3

8520103

Kỹ thuật cơ khí

7520103

Kỹ thuật cơ khí

4

8520116

Kỹ thuật cơ khí động lực

7520116

Kỹ thuật cơ khí động lực

5

8520117

Kỹ thuật công nghiệp

7520117

Kỹ thuật công nghiệp

6

8520120

Kỹ thuật hàng không

7520120

Kỹ thuật hàng không

7

8520130

Kỹ thuật ô tô

7520130

Kỹ thuật ô tô

8

8580202

Kỹ thuật xây dựng công trình thủy

7580202

Kỹ thuật xây dựng công trình thủy

9

8580203

Kỹ thuật xây dựng công trình biển

7580203

Kỹ thuật xây dựng công trình biển

Các ngành chưa có trong Bảng trên do Hội đồng khoa học và đào tạo của Khoa Đóng tàu xem xét hồ sơ dựa trên chương trình giáo dục đại học / cao học của ngành được đào tạo và trình Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh quyết định.

6. Thời gian đào tạo

03 năm đối với NCS tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7;

04 năm đối với NCS tốt nghiệp đại học hạng giỏi.

7. Khung chương trình đào tạo

7.1. Đối với NCS đã tốt nghiệp thạc sĩ đúng chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy

TT

Danh mục

Số tín chỉ

1

Các học phần ở trình độ tiến sĩ

8

2

Tiểu luận tổng quan

2

3

Chuyên đề 1

2

4

Chuyên đề 2

2

5

Chuyên đề 3

2

6

Nghiên cứu khoa học và luận án

74

Tổng cộng

90

7.2. Đối với NCS đã tốt nghiệp thạc sĩ ngành phù hợp với ngành Kỹ thuật tàu thủy

TT

Danh mục

Số tín chỉ

1

Các học phần bổ sung kiến thức

6

2

Các học phần ở trình độ tiến sĩ

8

3

Tiểu luận tổng quan

2

4

Chuyên đề 1

2

5

Chuyên đề 2

2

6

Chuyên đề 3

2

7

Nghiên cứu khoa học và luận án

74

Tổng cộng

96

7.3. Đối với NCS đã tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số chuyên ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy

TT

Danh mục

Số tín chỉ

1

Các học phần chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ của chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy (trừ học phần tiếng Anh, thực tập và đề án tốt nghiệp)

30

2

Các học phần ở trình độ tiến sĩ

8

3

Tiểu luận tổng quan

2

4

Chuyên đề 1

2

5

Chuyên đề 2

2

6

Chuyên đề 3

2

8

Nghiên cứu khoa học và luận án

74

Tổng cộng

120

7.4. Đối với NCS đã tốt nghiệp đại học hạng giỏi trở lên chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy

TT

Danh mục

Số tín chỉ

1

Các học phần chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ của chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy (trừ học phần tiếng Anh, thực tập và đề án tốt nghiệp)

41

2

Các học phần ở trình độ tiến sĩ

8

3

Tiểu luận tổng quan

2

4

Chuyên đề 1

2

5

Chuyên đề 2

2

6

Chuyên đề 3

2

8

Nghiên cứu khoa học và luận án

74

Tổng cộng

131

7.5. Đối với NCS đã tốt nghiệp đại học hạng giỏi trở lên các chuyên ngành khác

TT

Danh mục

Số tín chỉ

1

Các học phần do Ban chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy quyết định cụ thể dựa trên chương trình giáo dục đại học tốt nghiệp của ứng viên

-

2

Các học phần chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ của chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy (trừ học phần tiếng Anh, thực tập và đề án tốt nghiệp)

41

3

Các học phần ở trình độ tiến sĩ

8

4

Tiểu luận tổng quan

2

5

Chuyên đề 1

2

6

Chuyên đề 2

2

8

Chuyên đề 3

2

9

Nghiên cứu khoa học và luận án

74

Tổng cộng

131

8. Danh mục các học phần ở trình độ tiến sĩ

TT

Ký hiệu học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

Phần chữ

Phần số

1.1. Các học phần bắt buộc

4

1

TTPK

601

Phân tích kết cấu tàu thủy

2

2

TTMP

602

Tính toán mô phỏng trong thiết kế tàu

2

1.2. Các học phần tự chọn: 4 trong 16 tín chỉ

4

3

TTPH

603

Phương pháp hiện đại trong thiết kế tàu

2

4

TTTN

604

Tính đi biển và tính ăn lái của tàu nâng cao

2

5

TTQL

605

Tổ chức quản lý sản xuất trong đóng tàu

2

6

TTĐD

606

Lý thuyết đo và đồng dạng

2

7

TTTB

607

Cơ sở thiết kế thiết bị lặn

2

8

TTPT

608

Phương pháp phần tử hữu hạn trong đóng tàu

2

9

TTBL

609

Biện luận kinh tế khi thiết kế tàu biển

2

10

TTCN

610

Cơ sở thiết kế tàu chạy trên hệ cánh ngầm

2

II. Tiểu luận tổng quan

2

III. Chuyên đề tiến sĩ: 3 chuyên đề

6

Tổng cộng

16

 

Chú ý: Một tín chỉ được quy định bằng 15 giờ học lý thuyết (LT); 30 giờ thảo luận (TL); 45 giờ hướng dẫn bài tập lớn (BTL), tiểu luận (TiL) hoặc luận án tốt nghiệp (LATN). Một giờ tín chỉ được tính bằng 50 phút học tập.